Cách Chọn Mua Van Công Nghiệp

Van công nghiệp là một trong những thiết bị phổ biến nhất trong các nhà máy tại Việt Nam cũng như trên thế giới. 
Bởi vì lý do rất đơn giản nhà máy nào cũng phải dùng hệ thống đường nước( Nước là chất rất quan trọng không có nhà máy nào lại không dùng) 
Chức năng của van là điều tiết dòng môi chất chảy theo ý muốn của con người( mở dòng môi chất, đóng dòng môi chất,chảy to, nhỏ, chảy từ đường ống to  sang đường ống nhỏ, lại chảy từ các đường ống nhỏ vào các đường ống  to) 
Tùy theo nhà máy sản xuất về lĩnh vực gì mà sử dụng nhiều van hay không, cũng như tùy vào dây chuyền hệ thống mà sử dụng van điều khiển tự động hoặc van vận hành bằng tay. 
Một số các nhà máy sử dụng nhiều van như: Nhà máy nhiệt điện, nhà máy khí điện đạm, nhà máy sản xuất hóa chất, nhà máy sản xuất đồ uống, nhà máy sản xuất thực phẩm, nhà máy thức ăn chăn nuôi....vv
Chính vì đặc thù của tầng ngành khác nhau nên tùy vào từng lĩnh vực ta lại phải chọn các loại van khác nhau. Nhưng về cơ bản bạn không thể bỏ qua được các thông số sau đây khi mua van điều khiển để thay thế cho thiết bị van đã hư:
1) Phải biết được môi chất mà hệ thống ống, van đang làm việc ( Nếu môi chất là nước thì ta chọn loại van có đĩa là Ià Inox, vòng đệm Seat là EPDM ( vật liệu cao su tổng hợp) Nếu là môi chất là hóa chất có nồng độ nhẹ, ít ăn mòn ta có thể sử dụng loại Đĩa     Inox NBR hoặc EPDM. Còn hóa chất có tính ăn mòn cao, nồng độ cao tuyệt đối không được sử dụng vật liệu van như trên tại vì khi lắp vào hệ thống van của vạn sẽ bị phá hủy sau ít ngày sử dụng. Người ta phải sử dụng loại van làm bằng Vật liệu PTFE,   Hoặc bằng Inox cỏ phủ bằng lớp Teflon trên bề mặ tiếp xúc với môi chất. 

2) Phải biết được áp suất, nhiệt độ của môi chất mà hệ thống đường ống cũng như van đang làm việc với vật liệu có vòng đệm                 Seat EPDM, NBR thì chịu được áp suất 10bar và nhiệt độ dưới 100 oC còn nếu áp suất và nhiệt độ cao thì van sẽ bị phá hủy. Khi đó bạn phải chọn sang vật liệu cao cấp hơn đó chính là van điều khiển  đĩa bằng Inox, seat đệm bằng Inox 304 hoặc Inox316. Còn nếu hệ thống mà có áp suất lớn nhiệt độ cao thì ta phải chọn dòng van có vật liệu PTFE, TEFLON các loại vật liệu này có thể chịu được áp suất lên tới 20bar nhiệt độ trong khoảng -50 oC - 300 oC. 
         
              
3) Kích thước của van là bao nhiêu kích thước kí hiệu theo Inch từ 3/8'' - 40'' tương đương size 10A-1000A. Tiêu chuẩn lắp đặt là gì. Thông thường trên thế giới hệ thống van và đường ống có các tiêu chuẩn phổ biến sau đây : Tiêu chuẩn JIS là tiêu chuẩn của  Nhật Bản  ( JIS10K, JIS 20K, JIS 30K), Tiêu chuẩn ANSI là tiêu chuẩn của Mỹ ( ANSI 150#, ANSI 300#, ANSI 600#). Tiêu chuẩn PN là tiêu chuẩn các nước Châu Âu hay sử dụng như PN10, PN16, PN20. Nếu van trên đường ống của bạn đang dùng là tiêu chuẩn JIS mà bạn mua van tiêu chuẩn ANSI về lắp sẽ không có khớp, tương tự như van đang dùng tiêu chuẩn ANSI bạn mua van tiêu chuẩn PN lắp cũng không có được, hay là van của bạn đang dùng tiêu chuẩn JIS mà bạn mua sang tiêu chuẩn PN về lại mất công trả lại thôi.  
Qúy bạn lưu ý một điều quan trọng nữa trong việc chọn kích thước của van và ống dẫn mỗi chất. 
Size của van bao giờ cũng nhỏ hơn size của đường ống dẫn môi chất. Khi ta chon kích thước không đúng dẫn đến không thể lắp đặt được van và đường ống với nhau.
Mình có liệt kê của size của van và  kích thước của đường ống cho các bạn biết
size van 10A (mm) lắp với đường ống size 17 mm

size van 15A (mm) lắp với đường ống size 21 mm

size van 20A (mm) lắp với đường ống size 27mm

size van 25A (mm) lắp với đường ống size 34 mm      

size van 32A (mm) lắp với đường ống size 42  mm

size van 40A (mm) lắp với đường ống size 49 mm

size van 50A (mm) lắp với đường ống size 60 mm

size van 65A (mm) lắp với đường ống size 76 mm  

size van 80A (mm) lắp với đường ống size 90 mm

size van 100A (mm) lắp với đường ống size 114 mm

size van 125A (mm) lắp với đường ống size 140 mm

size van 150A (mm) lắp với đường ống size 168 mm  

size van 200A (mm) lắp với đường ống size 220 mm

size van 250A (mm) lắp với đường ống size 273 mm

size van 300A (mm) lắp với đường ống size 323 mm

size van 350A (mm) lắp với đường ống size 355 mm

size van 400A (mm) lắp với đường ống size 406 mm       

size van 450A (mm) lắp với đường ống size 457 mm

size van 500A (mm) lắp với đường ống size 508 mm

size van 600A (mm) lắp với đường ống size 609 mm

size van 700A (mm) lắp với đường ống size 711 mm  

size van 800A (mm) lắp với đường ống size 812 mm

size van 900A (mm) lắp với đường ống size 913 mm

size van 1000A (mm) lắp với đường ống size 1014 mm

4) Hệ thống van trong đường ống cũ là van điều khiển thì ta cần phải biết đó là loại van điều khiển gì?
Có Hai loại van điều khiển được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy đó là. Van điều khiển bằng khí nén và van điều khiển bằng điện. 
Van điều khiển bằng khí nén có hai loại đó là van điều khiển bằng khí nén tác động kép, và van điều khiển bằng khí nén tác động đơn.
Vì vậy khi mua van điều khiển bằng khí nén quý vị và các bạn cần xem kỹ loại van mà mình đang dùng là loại van điều khiển tác động đơn hay tác động kép. Hai loại van này có đặc điểm chung cơ bản là đều dùng khí nén sinh áp lực điều khiển van đóng mở. Nhưng Van điều khiển bằng khí nén  tác động động kép ta cần cấp khí ở 2 trạng thái là mở và đóng van. Còn van điều khiển khí nén tác động đơn ta chỉ cần cấp khí nén cho một trạng thái là mở van( đối với van thường mở) đóng van ( đối với van thường đóng) vì trạng thái thứ 2 ta không cần cấp khí nữa mà lò xo trong van sẽ tạo lực đẩy van về vị trí ban đầu. 

             Đối với loại van điều khiển tự động bằng điện ta cần biết được van mà ta đang sử dụng là loại điện áp bao nhiêu 220VAC, 110VAC, 380VAC, 24VDC. Hay van điều khiển tự động bằng dòng 4-20mA, điện áp 0-10VDC. Những Loại van điều khiển bằng  dòng 4-20mA, điện áp 0-10VDC đó chính là loại van điều khiển tuyến tính. Góc mở được điều chỉnh dựa vào nhu cầu mình sử dụng nó điều chỉnh góc mở từ 0-100% theo ý muốn bằng cách cấp mức dòng và mức điện áp tương ứng. 

< Trở lại